Home TIN TỨC THÁM TỬ Sức mạnh quân đội đức hiện nay ra sao. Đứng thứ mấy...

Sức mạnh quân đội đức hiện nay ra sao. Đứng thứ mấy trên thế giới ?

Quân đội Đức được mệnh danh là cỗ máy chiến đấu hàng đầu thời thế chiến thứ 2. Các chiến thắng liên tục kể cả với các siêu cường thời đó như Anh, Pháp. Đều phải giải giáp đầu hàng chạy tán loạn. Và chỉ chịu dừng bước trước Liên Xô quả cảm thời đó, tất nhiên cái giá mà Liên Xô phải trả không phải nhỏ.

Thế nhưng sức mạnh quân sự của Đức hiện nay có vẻ không được như thời hoàng kim trước đó. Thậm chí theo bảng đánh giá xếp hạng quân sự thế giới mới nhất 2023. Quân đội Đức chỉ chỉ xếp thứ 25/145 quốc gia. Như vậy có nghĩa là chỉ bằng một số quốc gia đang phát triển. Điều này thật khó tin, nhưng đó chính xác là sự lo lắng của không chỉ các đồng minh. Mà còn là của chính những người trong cuộc, về sự xuống cấp trầm trọng của lực lượng vũ trang Đức. Bất chấp nguy cơ xung đột ngày càng hiện hữu. Vậy điều gì đang xảy ra đối với đội quân từng khuynh đảo thế giới một thời. Và liệu họ còn có cơ hội giải quyết các vấn đề nội tại của mình hay không ?

sức mạnh quân đội đức hiện nay ra sao

1. Lịch sử quân đội Đức như thế nào ?

Sau thế chiến thứ 2 nhận thất bại nặng nề. Quân đội Đức chia làm 2 phần. Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức được gọi là Đông Đức. Đang đối mặt với người anh em của họ là chính quyền Cộng hòa Liên bang Đức gọi là Tây Đức. Cả hai đều được thành lập từ những năm sau 1950, với ít nhiều nền tảng nhân lực trong bị kỹ thuật. Được kế thừa từ Đức Quốc xã trước kia.

Dù không còn đủ sức đánh liền một lúc với hàng loạt siêu cường hàng đầu thế giới như thời trước. Nhưng theo nhiều phân tích, sức mạnh của cả hai đội quân này đều vẫn thuộc loại hàng đầu thế giới thời chiến tranh lạnh. Tây Đức được phía Anh, Pháp, Mỹ duy trì binh lính theo hiệp ước Postdam. Còn đông Đức là do Liên Xô cai quản. Và cũng dễ hiểu GDP của Tây Đức gấp gần 10 lần Đông Đức thời đó.

>>> Tham khảo giá thuê thám tử tại Bình Dương mới nhất

Đầu tiên là tại Cộng hòa Liên bang Đức. Lực lượng vũ trang nước này ngay sau ngày tái lập. Dưới cái tên lực lượng phòng vệ liên bang. Đã được xem là đội quân tuyến đầu bảo vệ Tây Âu, trước sự đe dọa của khối Warszawa do Liên Xô dẫn đầu. Đội quân 495.000 lính chính quy của họ được xem là xương sống, của lực lượng phòng thủ thông thường của NATO ở Trung Âu. Họ dù chưa từng chiến đấu trực tiếp xuyên suốt chiến tranh lạnh. Nhưng lại tham gia hết sức tích cực vào các cuộc tập trận quy mô lớn.

Còn với lực lượng vũ trang của Cộng hòa Dân chủ Đức (Quân Đội nhân dân Đức). Đây được xem là lực lượng vũ trang mạnh nhất của khối Warszawa. Họ tỏ ra rất trung thành với Liên Xô và hỗ trợ hết sức đắc lực cho siêu cường này. Được biết các lính biên phòng Đông Đức cũng là lực lượng chủ chốt. Đứng ra bảo vệ bức tường Berlin, chặn các chuyến vượt biên từ Đông sang Tây. Do bên Tây Đức giàu hơn rất nhiều lần so với Đông Đức.

lịch sử quân đội Đức như thế nào

Sau này nước Đức thống nhất khi Đông Đức quyết định sát nhập chung với Tây Đức giàu có. Với sự đồng thuận của toàn bộ người dân hai bên bức tường chia cách. Bên Tây Đức đãi bia miễn phí và phát tiền cho bên người anh em chung đất nước của mình. Tuy nhiên hầu hết các cựu tướng lĩnh, đô đốc, quan chức quốc phòng cấp cao Đông Đức. Thì lại bị đối xử khá lạnh nhạt, họ không được tham gia vào các vị trí lãnh đạo. Và thường không được gia hạn hợp đồng, hoặc cho về hưu sớm.

Tây Đức sau ngày thống nhất cũng tiếp quản thêm một số lượng lớn các trang thiết bị khí tài hiện đại. Bao gồm hơn 1 triệu khẩu súng, 4.000 đơn vị pháo và xe tăng. 767 máy bay quân sự trong đó có 24 tiêm kích mig-29 lừng danh một thời. Điều này giúp tăng sức mạnh của Đức lên mức ngang hàng với những thế lực mạnh nhất phương tây thời điểm đó.

2. Đức chọn phát triển kinh tế, thay vì quân sự ?

Các hạn chế đối với nền công nghiệp quốc phòng được áp dụng trước đó bị loại bỏ. Trực tiếp tạo điều kiện cho họ tự chủ được nguồn cung. Đặc biệt là các hệ thống vũ khí hạng nặng. Sau khi Liên Xô tan rã, thì hàng loạt quốc gia từ cuối Warszawa như là Ba Lan, Estonia cũng đã gia nhập Nato.

Trong khi đó những đất nước mới thành lập như là Belarus hay Ukraina đều ở thế yếu. Và hầu như không có ý định đối đầu với phương Tây. Thậm chí ngay tại Nga quốc gia kế thừa Liên Xô này, cũng phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, thất nghiệp và khủng bố. Việc quân đội Đức phải lo lúc này chỉ là các đợt huấn luyện. Cũng như tham gia hạn chế vào các chiến dịch quân sự chung của đồng minh. 

Thật dễ hiểu trước tình thế các đối thủ tiềm tàng đã suy yếu. Trong khi các nhiệm vụ chính với đồng minh thì lại chỉ thiên về hỗ trợ hoặc tác chiến, hạn chế. Đức hoàn toàn có thể tiết kiệm nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của quân đội. Nhưng đáng tiếc là mọi chuyện lại không hề diễn ra suôn sẻ như vậy. Trong con mắt của nhiều chính trị gia. Cũng như quan chức quốc phòng Đức, nguy cơ chiến tranh về cơ bản đã không còn. Và nhiệm vụ duy trì đội quân hùng mạnh, tinh thần chiến đấu cao dần bị xem nhẹ. Thế là từ đó họ cắt giảm quân số liên tục đã diễn ra. Hàng trăm nghìn binh lính tinh nhuệ rời khỏi hàng ngũ quân đội. 

Nhất là trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2021. Nước Đức dưới thời chính quyền nữ thủ tướng Angela Merkel. Chính thức chấm dứt chế độ nghĩa vụ quân sự, qua đó giảm lực lượng phòng vệ của Liên Bang Đức. Xuống chỉ còn khoảng 183.000 lính chuyên nghiệp. Được biết điều này hoàn toàn đi ngược với nền tảng của chế độ nghĩa vụ quân sự Đức trước đó.

>>> Bài viết quan tâm : Cách theo dõi zalo đọc trộm tin nhắn zalo của người yêu

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó năm 2012. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức khi đó là ông Thomas de Maigiere. Thậm chí còn có quyết định táo bạo hơn, khi cho hạn chế đình chỉ liên tiếp các hoạt động của các căn cứ quân sự. Kế hoạch cải tổ của ông này, được cho là nhằm chuyên nghiệp hóa quân đội. Nhưng trong mắt của một số phe phái đối lập. Đó là một hình thức làm suy yếu quân đội.

3. Chi tiêu cho quốc phòng Đức ở mức thấp 

Bên cạnh đó chi tiêu quân sự của Đức sau này cũng chỉ khoảng hơn 40 tỷ đôla. Thấp hơn rất nhiều so với những nước như là Anh, Pháp. Bất chấp các ý kiến quan ngại từ các đồng minh. Nền công nghiệp quốc phòng Đức kể từ thời kỳ của Angela cũng liên tục gặp các vấn đề chưa từng có. Như là các xe thiết giáp báo tự hành máy bay, chiến đấu hỏng. Hàng loạt thiếu linh kiện thay thế, thiếu khả năng sửa chữa. Thực trạng này vẫn tiếp diễn ngay cả sau tháng 2 năm 2022. Khi mà xung đột Nga Ukraina đã bùng phát.

Thậm chí trong một cuộc tranh luận tại quốc hội Đức vào hồi tháng 4 năm 2022. Bộ trưởng quốc phòng Christian tiết lộ. Quân Đức có 350 xe chiến đấu bộ binh Puma. Nhưng trong đó chỉ có 150 chiếc đang hoạt động. Thực sự tình hình cũng xảy ra tương tự với trực thăng chiến đấu Tiger. Trong số 51 chiếc chỉ có 9 chiếc có thể cất cánh. Ngoài ra thì còn thiếu áo giáp chống đạn, ba lô và thiết bị nhìn đêm.

Ngay cả quân trang mùa đông cho binh sĩ Đức ở sườn phía đông của NATO. Cũng được cho là đang thiếu hụt. Thêm vào đó 1 tỷ lệ rất lớn các loại vũ khí được Đức viện trợ cho Ukraina. Như là pháo tự hành Pzh2000, hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard đều được ghi nhận có nhiều lỗi vặt. Hoặc nghiêm trọng hơn là hỏng hóc hàng loạt chỉ trong thời gian sử dụng rất ngắn. Nhiều sĩ quan trong quân đội Đức cũng thường xuyên phàn nàn. Về việc nhiều loại vũ khí, trang thiết bị quan trọng vẫn còn sử dụng tốt.

Nhưng không rõ vì một lý do nào đó, đã bị loại bỏ. Khiến nhiều đơn vị quân đội lâm vào cảnh thiếu thốn trầm trọng. Trước sức ép từ cuộc chiến tại Ukraina và yêu cầu của các quan chức quốc phòng trong nước. Cũng như những đồng minh Nato, Đức đã tuyên bố sẽ hồi sinh lực lượng vũ trang của mình.

4. Nước Đức sẽ thay đổi dưới triều đại thủ tướng Olaf Scholz ?

nước Đức sẽ thay đổi dưới triều đại thủ tướng Olaf Scholz

Bước đầu tiên theo đó là những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách quốc phòng. Với mục tiêu là xây dựng một quân đội Đức mạnh mẽ hiện đại, có thể bảo vệ đất nước. Ông cũng đồng thời kêu gọi một quỹ trị giá hơn 100 tỷ đô la mỹ để thực hiện cho kế hoạch này. Các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng nhân cơ hội đó. Cũng kêu gọi chính phủ Đức đẩy nhanh tốc độ đặt hàng vũ khí để tránh bị tụt hậu.

>>> Cách lấy WifiSpc miễn phí. Lấy mật khẩu wifispc việt nam như thế nào ?

Tuy nhiên theo giới quan sát, lời hứa dành ít nhất 2% GDP cho Quốc phòng của thủ tướng Scholz. Đã không thể được thực hiện do sức ép từ chính Nội các của mình. Điều đó khiến người Đức buộc phải chấp nhận sự thực rằng. Quân đội của họ đang suy yếu, với quy mô quân số và trang bị nhỏ. Chỉ tương đương với lực lượng vũ trang của một quốc gia đang phát triển. Mặc dù kinh tế của họ phát triển cực kỳ mạnh mẽ cũng trong thời kỳ này

5. Thực tế quân đội Đức hiện nay

Tất nhiên cũng không phủ nhận quân đội Đức có đội ngũ lính chuyên nghiệp. Được huấn luyện đào tạo bài bản, cùng với hầu hết các trang bị đều thuộc loại tối tân hiện đại. Khiến sức mạnh thực sự của họ vượt trội rất nhiều so với các bản đánh giá. Bảng xếp hạng chỉ dựa vào quy mô quân số, trang bị. 

Lục quân đức là lực lượng đông đảo xương sống của quân đội Đức. Được ưu tiên ngân sách hơn rất nhiều so với các lực lượng khác. Họ hiện có trong tay khoảng 62.000 binh sĩ, sức chiến đấu của lục quân Đức. Phụ thuộc vào hai sư đoàn tăng thiết giáp, và phản ứng nhanh. Điều đặc biệt là trong số các lực lượng vũ trang thuộc khối Nato. Duy chỉ có quân đội Đức tổ chức các tiểu đoàn bộ binh với quân số lên tới 1.000 người. Thật đáng kể so với các quốc gia thông thường.

Bên cạnh đó trung đoàn được xem là hình thức tổ chức đơn vị rất hiếm trong quân đội Đức. Về cơ bản các binh lính Đức đều được trang bị áo giáp, mũ chống đạn. Tương tự như các đội quân hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay. Đi kèm là các loại súng máy và súng trường tấn công, súng phóng lựu, liên thanh. Súng chống tăng, phòng không vác vai chuẩn Nato cũng được trang bị rộng rãi. 

thực tế quân đội Đức hiện nay

Trang bị của quân đội Đức tập trận

Có thể bạn chưa biết Đức cũng là nơi cho nghiên cứu và ra đời rất nhiều các loại đạn thế hệ mới. Cho đến các loại súng trường súng, chống tăng vác vai. Cùng các mẫu cho súng cối và lưu pháo hạng nặng, đạn pháo thông minh Smart155 dùng cho lưu pháo 155mm. Nó hoạt động được lập trình sẵn, viên đạn sẽ tách ra khỏi vỏ và truy tìm mục tiêu phía dưới. Khi quả bom đã phát hiện mục tiêu, nó sẽ tiếp cận và kích nổ. Gây sát thương cho mục tiêu từ trên cao. Đây là vị trí yếu nhất, mỏng nhất của các loại thiết bị xe thiết giáp, xe tăng, lựu pháo….Do đó sẽ gây thiệt hại rất lớn nếu bị loại đạn này bắn trúng.

Trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới đang có những biến đổi hết sức khó lường. Đức cũng đặt mua cho quân đội rất nhiều các tổ vũ khí của nước ngoài. Kể đến như hệ thống pháo binh cơ động Himas. UAV trinh sát kiêm tấn công Heron và tên lửa chống tăng Spike. Theo các bạn liều với tiềm lực của nước Đức hiện tại đương kim thủ tướng Olaf Scholz và quan chức quốc phòng đầy nhiệt huyết của nước này. Họ có khắc phục được những sai lầm của thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm. Đưa quân đội Đức trở lại vị thế  hùng cường như trước được hay không. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here